.Tổng quan:
Tủ ATS là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi điện lưới mất thì máy phát tự động khởi động và đóng điện máy phát cho phụ tải. Khi điện lưới phục hồi thì hệ thống tự chuyển nguồn trở lại và tự động tắt máy phát.
– Ngoài ra, Tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS) có chức năng bảo vệ khi Điện Lưới bị sự cố như:mất pha, mất trung tính, thấp áp (tuỳ chỉnh) thời gian chuyển đổi có thể điều chỉnh.
II. Quy cách chọn tủ ATS:
– Phù hợp với công suất máy
– Bảo đảm các yêu cầu về tính năng điều khiển
III. Chức năng hoạt động của tủ ATS:
– Bảo vệ máy phát , do có thời gian trễ giữa việc cắt MC máy phát và đóng MC điện lưới nên máy phát được bảo vệ an toàn
– bảo vệ phụ tải , do nguồn điện lưới được kiểm tra , nếu đảm bảo mới đóng điện lưới cho tải
– Tự động gửi tín hiệu khởi động máy khi: điện lưới mất hoàn toàn, mất pha, hoặc điện áp thấp hơn giá trị cho phép (giá trị này có thể điều chỉnh được).
– Thời gian chuyển đổi sang nguồn máy phát tùy chọn , nhưng >5s , để đảm bảo điện máy phát đã ổn định
– Khi điện lưới phục hồi, bộ ATS chuyển phụ tải sang nguồn lưới. Máy tự động tắt sau khi chạy làm mát 1-15 phút.
– Có khả năng vận hành tự động hoặc bằng nhân công.
– Điều chỉnh được các khoảng thời gian chuyển mạch.
– Có hệ thống đèn chỉ thị.
Cụ thể là :
- Hiển thị :
a.Mặt tủ :
MAIN
– Đèn GEN : đèn báo điện máy phát
– Đèn MAIN ON LOAD : báo đang cấp điện lưới cho tải
– Đèn GEN ON LOAD : báo đang cấp điện máy phát cho tải
b.Trong tủ :
– Đèn GOOD : đèn báo điện lưới nằm trong phạm vi cho phép
– Đèn ERROR: đèn báo điện lưới không đạt
……. và một số đèn báo khác
- Công tắc điều khiển :
– Chuyển mạch MAIN – AUTO – GEN ( chế độ của ATS )
MAIN
GEN : đóng điện máy phát cho tải không điều kiện
AUTO : chạy tự động hoàn toàn
– Chuyển mạch AUTO – OFF – TEST ( chế độ của máy phát )
TEST : chạy máy phát bất kể điện lưới thế nào
AUTO : chạy tự động hoàn toàn
OFF : tắt máy phát hoàn toàn
- Các thông số có thể điều chỉnh được bởi người sử dụng :
- phần ATS :
– Ngưỡng bảo vệ thấp áp của điện lưới ( Main Voltage Sensing )
– Thời gian trễ để kiểm tra điện lưới đã hoàn toàn ổn định khi có điện trở lại ( Retranfer )
– Thời gian trễ đóng điện lưới cho tải ( Tranfer )
– Thời gian chờ nóng máy phát ,điện máy phát ổn định để đóng điện máy phát cho tải ( Warm up )
– Thời gian chờ làm nguội máy phát rồi tắt ( Cool down )
- phần AUTO START MODULE ( tùy chọn )
– Thời gian trễ khởi động máy phát , hoặc làm nóng máy phát ( Delay start – Preheat )
– Chọn số lần khởi động máy phát ( Select starting times )
– Thời gian khởi động ( Start )
– Thời gian nghỉ giữa các lần khởi động ( Idle )
– Thời gian cấp tín hiệu dừng máy ( Stop – với loại Stop output )
Tủ ATS EAC bảo hành cực kỳ uy tín
Giản đồ hoạt động của ATS có thêm phần khởi động máy phát
Thời gian PRE (sấy dầu)
Thời gian MC (trễ đóng khởi động từ điện lưới)
Thời gian START (thời gian đề nổ máy phát)
Thời gian COOLDOWN (trễ làm mát máy phát trước khi tắt)
Thời gian GC: (trễ đóng khởi động từ điện máy phát)
Thời gian CHECK MAIN (trễ kiểm tra điện lưới tốt)
Thời gian MAINTENANCE (chạy bảo dưỡng định kỳ)
Thời gian DELAY (trễ chưa khởi động máy phát)
Thời gian DELAY F/S (trễ cấp nhiên liệu/ đề nổ)
Thời gian CHECK GEN (kiểm tra điện máy phát tốt)
Đề 3 lần nếu chưa thành công
Thời gian IDLE/CUT-OFF (nghỉ giữa các lần đề)
Thời gian CUT START ( ngắt đề nổ khi có điện áp GEN)
Thời gian STOP (đóng cuộn cắt nhiên liệu một lúc)
Chọn chế độ đóng cắt xung cho máy cắt không khí ACB/ hay đóng giữ cho Contactor
* Vì sao tủ ATS phải hoạt động với các thời gian trễ cơ bản ở hình 1 – hoạt động của ATS ???
– Thời gian kiểm tra điện lưới tốt trở lại ( T3 ) : nếu không có T3 thì khi đang có điện máy phát , điện lưới có trở lại nhưng bị nháy , thì phần động lực sẽ đóng cắt liên tục gây hại phụ tải, hại thiết bị đóng cắt. Thời gian T3 giúp xác định điện lưới đã ổn định đủ lâu để có thể chuyển nguồn.
– Thời gian trễ đóng điện máy phát cho tải cho ( T2 ) : nếu không có T2, khi máy phát vừa khởi động, chưa đạt điện áp định mức hoặc chưa đạt tần số định mức mặc dù đã đủ điện áp sẽ làm hỏng một số tải , đặc biệt là các thiết bị điện tử. Thời gian T2 giúp tải được an toàn khi được cấp điện máy phát khi đã đảm bảo ổn định.
– Thời gian trễ đóng điện lưới cho tải cho ( T4 ) : nếu không có T4, ngay khi ngắt điện máy phát khỏi tải đủ lớn sẽ có hồ quang phóng giữa các tiếp điểm , mà khi đó ta lại đóng ngay điện lưới ( <0.5s ) thì có sự ngắn mạch tức thời điện lưới và điện máy phát, có thể gây hại cho máy phát và nhảy MCCB,ACB. Thời gian T4 giúp chuyển đổi về điện lưới an toàn.
– Thời gian chạy không tải làm mát máy phát ( T5 ) : nếu không có T5 , sẽ có thể xảy trường hợp máy phát bị tắt khi đang mang tải , trường hợp này rất dễ làm hỏng máy phát và có thể hỏng cả phụ tải. Thời gian T5 giúp máy phát được tắt khi không mang tải , và còn giúp máy phát làm mát rồi mới tắt.
Vì vậy không nên bỏ qua bất cứ khoảng thời gian trễ nào để hệ thống được vận hành an toàn và ổn định !
* Các thời gian trễ khác hỗ trợ cho hê thống vận hành được trong mọi điều kiện, cảnh báo sự cố và bảo vệ thiết bị.