Thang cáp và máng cáp khác nhau ở điểm nào
-Thang cáp: Tên gọi như thế nào thì thiết kế hình dáng tương tự như vậy, nó sẽ chỉ kết hợp thêm với các phụ kiện thang cáp như: chuyển hướng, đầu nối, quang treo…dùng để nâng đỡ các loại dây cáp điện
-Ngược lại máng cáp: Cũng được thiết kế giống những chiếc máng phẳng hoặc được đột lỗ thông hơi
Mục đích sản xuất thang cáp và máng cáp
Thiết kế thì khác nhau nhưng công dụng lại giống nhau, dùng để nâng đỡ bảo vệ hệ thống dây điện hay dây cáp tại các công trình hoặc môi trường bên ngoài
–Giúp các dây điện tăng độ bền, sử dụng được lâu dài
–Giúp hệ thống đường dây phức tạp được gọn gàng, tiết kiệm thời gian thi công và chi phí xây dựng
–Đảm bảo độ an toàn cho người lao động
Thang máng cáp là gì?: Chính là hệ thống bao gồm thang-máng thẳng chứa cáp cùng các phụ kiện chuyển hướng và hệ thống giá treo, giá đỡ.
–Dùng điều hướng, phân phối, quản lý, cũng như bảo vệ hệ thống dây dẫn khỏi các tác động môi trường.
–Nguyên liệu chế tạo chủ yếu là :Thép (tôn đen)
–Chiều dài tiêu chuẩn: 2500mm, ngoài ra có một số đơn vị cấp loại khổ dài 3000mm
–Chiều rộng đáp ứng: 60mm – 1500mm
–Chiều cao đáp ứng: 50mm – 250mm
–Độ dày tôn đáp ứng: 0.8mm – 2.5mm
–Vị trí ở trong nhà hoặc tại ngoài trời. Treo trần hoặc là chạy ngầm dưới rãnh.
Các loại thang máng cáp thông dụng
1. Thang cáp (Cable ladder)
–Cấu tạo: Gồm thành thang kết hợp cùng các háng thang đột lỗ, gấp chữ U và được hàn chắc chắn với nhau.
–Kích thước chiều rộng đáp ứng: 100mm – 1500mm
–Ưu điểm:
–Đa dạng về kích thước, độ bền cao
–Trọng lượng sản phẩm nhẹ
–Giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu dùng
Nhược điểm:
–Thời gian sản xuất thang cáp lâu, bởi việc chế tạo và hàn nối nhiều chi tiết.
–Khả năng bảo vệ cáp kém bởi các tác động bên ngoài do kết cấu thoáng.
Lưu ý:
–Nên sử dụng với những loại cáp lớn và đặc biệt có các lớp vỏ bọc an toàn. Không nên sử dụng với những loại dây tín hiệu nhỏ, dễ tổn thương bởi nó chịu tác động bên ngoài
–Đối với các loại thang cáp nhỏ, nên chú ý tới không gian chứa cáp và cũng gây ra khó khăn trong việc đi dây.
2. Máng cáp (Cable Trunking)
–Chính là tôn tấm liền được uốn định hình thành hình hộp theo kích thước thiết kế. Do đó mà bề mặt sản phẩm được liền lạc, không có mối nối hay mối hàn.
–Tạo độ bền cho sản phẩm
–Kích thước chiều rộng đáp ứng: 60mm – 800mm
Ưu điểm:
–Thời gian sản xuất máng cáp nhanh, bởi cấu tạo đơn giản.
–Bảo vệ toàn diện cho cáp nhờ nằm kín trong máng nên thích hợp để đặt ngầm.
Nhược điểm:
–Giá thành sản phẩm cao bởi chi phí vật liệu tốn kèm
–Trọng lượng sản phẩm nặng trong các loại thang máng cáp, gây ra việc thi công gặp khó khăn
Lưu ý:
–Trong trường hợp kích thước cáp lớn, hay độ rộng yêu cầu ≥600mm thì nên ưu tiên sử dụng thang cáp để tiết kiệm chi phí và tăng độ bền.
–Trọng lượng sản phẩm lớn cùng với giá thành cao sẽ là vấn đề mà bạn phải lưu tâm nếu có ý định dùng các loại máng cáp kích thước lớn.
3. Khay cáp (Cable Tray)
–Cấu tạo: Giống với máng cáp nhưng do có lỗ đột mật độ dày nên nhiều đơn vị còn gọi đó là máng cáp đột lỗ. Lỗ đột này sẽ có tác dụng trong việc cố định, phân loại dây cáp. Giúp thoát nước khi bị lọt vào trong máng. Những lỗ đột với mật độ dày cũng sẽ giảm thiểu số trọng lượng của sản phẩm – một nhược điểm của máng cáp.
–Kích thước chiều rộng đáp ứng: 60mm – 800mm
Ưu điểm:
–Phân loại cố định dây cáp điện gọn gàng và dễ dàng quản lý hệ thống dây cáp hay cũng như tạo sự thẩm mỹ.
–Bảo vệ hoàn toàn cho cáp tránh khỏi các tác động bên ngoài.
Nhược điểm:
–Giá thành sản xuất cao bởi tốn kém chi phí vật liệu và nhân công.
–Thời gian sản xuất lâu bởi quá trình gia công mất nhiều thời gian.
4. Máng cáp lưới
–Cấu tạo: Máng cáp lưới được tạo thành từ các sợi thép, bởi có cơ tính cao, hàn thành lưới và uốn theo hình dáng phù hợp.
–Rất dễ dàng cắt-nối-uốn gấp theo các địa hình phức tạp
–Kích thước chiều rộng từ: 50mm- 600mm
Ưu điểm:
–Cấu tạo linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh và quan trọng thay đổi kết cấu trong thi công là ưu điểm vượt trội của loại máng cáp này.
–Tính thẩm mỹ cao.
–Trọng lượng sản phẩm rất nhẹ và thuận tiện cho việc thi công.
Nhược điểm:
–Giá thành cao, nên nó lại là một nhược điểm lớn.
–Khả năng bảo vệ cáp kém bởi các tác động bên ngoài.
Lưu ý: Số lượng nhà cung cấp máng cáp lưới ở Việt Nam chưa nhiều, nên chủ yếu nhập từ đơn vị nước ngoài về nên giá thành rất cao.
–Thang máng cáp sẽ thường được làm từ tôn tấm. Sẽ phụ thuộc vào từng yêu cầu của các công trình sẽ được phủ những lớp bảo vệ bề mặt. Nhằm chống ăn mòn, chống gỉ, tăng tính thẩm mỹ.
Nguyên liệu chủ yếu dùng cho thang máng cáp
1.Nguyên vật liệu bằng sơn tĩnh điện
–Áp dụng công nghệ sơn phủ hàng đầu, bề mặt sản phẩm được trơn bóng hoặc sần, luôn có nhiều màu sắc để lựa chọn.
–Giá thành phải chăng.
–Thời gian sơn nhanh phù hợp với các đơn hàng có tiến độ gấp.
Nhược điểm:
–Khả năng chống ăn mòn thấp, thế nên chỉ áp dụng với những sản phẩm trong nhà.
Lưu ý: Có nhiều nơi áp dụng công nghệ sơn đơn giản, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và tuổi thọ lớp sơn.
2. Mạ kẽm nhúng nóng
–Là công nghệ sẽ phủ lên bề mặt vật liệu một lớp kẽm bảo vệ. Chuyên dùng cho các loại thang máng cáp ngoài trời, bởi nó có khả năng chống ăn mòn tốt, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuổi thọ lớp phủ cao.
Ưu điểm:
–Độ bền lớp mạ cực tốt và sẽ không bị bong tróc.
–Chống ăn mòn, mài mòn cao. Chống gỉ tốt.
–Không bị ảnh hưởng do các điều kiện thời tiết khắc nghiệt tác động lên
Nhược điểm:
–Chi phí rất cao chính là nhược điểm lớn.
–Bề mặt lớp mạ sần sùi. Màu mạ kẽm mờ, không bóng bẩy
–Chỉ có duy nhất một màu đặc biệt là sáng bạc của lớp kẽm.
Lưu ý: Một điểm cần nhớ là các sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng thì phải có độ dày tôn lớn và nếu không sẽ gây biến dạng vật liệu
3. Mạ điện phân
–Tương tự như mạ nhúng nóng thì mạ điện phân cũng sẽ phủ một lớp kẽm lên bề mặt vật liệu. Nhưng chất lượng của lớp mạ thấp hơn nhiều. Bởi vì lớp mạ mỏng và độ bám vào vật liệu không cao.
Ưu điểm:
–Chống ăn mòn và mài mòn cao. Chống gỉ tốt.
–Bề mặt sản phẩm sau mạ nhẵn mịn và sáng bóng
–Chi phí thấp.
Nhược điểm:
–Lớp mạ mỏng, độ bền không cao và dễ bị xước.
–Chỉ có duy nhất một màu là sáng bạc của lớp kẽm.
4. Tôn Zam
–Tôn Zam là sự kết hợp kim của Thép – Kẽm – Magie. Có khả năng chống ăn mòn cao hơn hẳn thép mạ kẽm thông thường. Thang máng cáp làm từ tôn Zam có những đặc điểm tính chất tương tự như mạ điện phân. Tuy nhiên, nhờ việc thi công trực tiếp trên tôn Zam nên bị giảm bớt quá trình sơn phủ vật liệu và nhân công.
Ưu điểm:
–Chi phí rất thấp.
–Thời gian sản xuất nhanh.
–Chống ăn mòn, mài mòn cao và chống gỉ tốt.
–Bề mặt sản phẩm nhẵn mịn đặc biệt sáng bóng
Nhược điểm:
–Lớp mạ mỏng và độ bền không cao, dễ bị xước.
–Chỉ có duy nhất một màu sáng bạc của lớp kẽm.
5. Nhôm tấm
–Sử dụng luôn nhôm tấm để làm thang máng cáp. Do tính chất của nhôm là sáng bóng, và có độ trơ lì cao nên không cần phải phủ thêm vật liệu bảo vệ ở bên ngoài.
Ưu điểm:
–Trọng lượng sản phẩm rất nhẹ.
–Thời gian sản xuất nhanh.
Nhược điểm:
–Độ bền kém và dễ biến dạng.
–Có tính thẩm mỹ cao nhưng lại rất dễ trầy xước trong quá trình thi công.
–Giá thành rất cao chính là điểm trừ lớn.
–Ít có đơn vị sử dụng vật liệu này để mà sản xuất