Trong ngành công nghiệp luyện kim, thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là “thép không gỉ” nhưng thật ra nó là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép, kim loại thông thường khác.Với tính không gỉ inox được coi là kim lại chống ăn mòn. Ngày nay với sự phổ biến của inox thì có nhiều cách khác nhau để ứng dụng inox cho những bề mặt khác nhau để tăng tuổi thọ đồ dùng, vật dụng. Trong đời sống, inox xuất hiện ở khắp nơi như những lưỡi dao, dây đeo đồng hồ, bàn inox…
Inox có đặc tính, khả năng chống sự ôxy hoá, ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng.
Với khả năng chống lại sự oxy hoá từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ có được nhờ hợp kim (vào tỷ lệ crôm có từ 13% cho đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxy hoá của crôm thường là crôm ôxit(III). Khi crôm trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxit rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu, lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu.
inox hay còn gọi là thép không gỉ đượcgắn liền với tên tuổi một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Vào năm 1913, ông sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).
Sau đó hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm nguyên tố niken vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn do axit và làm mềm hơn để dễ gia công, ứng dụng nó vào vật dùng hằng ngày.
Trải qua gần một thập niên ra đời và phát triển tới ngày nay thép không rỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau.
Hiện nay có rất nhiều chủng loại inox như: SUS430, SUS202, SUS201, SUS304, SUS316. Các chủng loại inox này khác nhau về thành phần cấu tạo do đó về độ bền, độ sáng bóng cũng khác nhau. Dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các chủng loại trên.
Chủng loại inox SUS430: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố
Chủng loại inox SUS202: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố
Chủng loại SUS201: không nhiễm từ (99%), bền với thời gian, tránh tiếp xúc trực tiếp với axit hoặc muối
Chủng loại SUS304: không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, luôn sáng bóng, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá thành phù hợp nên được dùng khá nhiều
Chủng loại SUS316: không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, kể cả những môi trường đòi hỏi độ sạch rất khắt khe.
Giờ trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kém chất lượng được bán hãy đến với công ty chúng tôi để các bạn có được sản phẩm inox đảm bảo chất lượng.
Tại công ty TNHH Tân Dại Hưng chúng tôi có rất nhiều các mặt hàng về inox như cột cờ inox, cổng điện inox, cửa xếp inox…